Khám Bệnh Tại Nhà

KHÁM BỆNH TẠI NHÀ RIÊNG CỦA BỆNH NHÂN.

Dịch vụ khám bệnh tại nhà với các Bác Sĩ và Điều Dưỡng giỏi. Kết nối nhanh chóng với các Bác sĩ để thực hiện thăm khám bệnh tại nhà của bệnh nhân.

Công việc thăm khám được thực hiện với sự tận tâm và chu đáo đảm bảo sự thoải mái tối đa cho người bệnh. Chi phí rẻ và hiệu quả.

Đội ngũ Bác Sĩ cộng tác của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, các thiết bị khám hoặc các chỉ định xét nghiệm đều được thực hiện lấy mẫu ngay tại nhà bạn và đưa đến trung tâm y tế uy tín để phân tích kết quả. Do vậy, bạn hoàn toàn yên tâm rằng, quá trình khám bệnh tại nhà riêng là tối ưu về thời gian xử lý cũng như sự chính xác các kết quả.

Bác Sĩ Giỏi Khám Bệnh Tại Nhà

Thực hiện khám tại nhà các triệu chứng bệnh thông thường. Khi Bạn cảm thấy sức khỏe không ổn định, hãy gọi cho Bác Sĩ ngay để được theo dõi và chẩn đoán kịp thời.

Khám bệnh thông thường.

Khám tại nhà bệnh Phát Ban

Phát ban da, còn gọi là nổi mẩn ngứa, là những mảng hoặc chấm da đổi màu – thường màu đỏ – mới xuất hiện khi có hiện tượng viêm da do dị ứng hoặc các bệnh nhiễm trùng. Ban da thường nổi cấp tính và hết sau một tuần. Các triệu chứng thường kèm với nổi ban da là ngứa và nổi bóng nước.

Khám tại nhà bệnh Đau Cổ Họng

Đau họng hay đau cổ họng là một triệu chứng bệnh khá phổ biến với biểu hiện là đau, kích ứng ở vùng cổ họng, thường được gây ra bởi đợt viêm họng cấp (viêm ở cổ họng).

Khám tại nhà bệnh Sốt & Cảm Cúm

Cảm cúm đôi khi bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Bệnh cảm cúm, mà chúng ta thường gọi ngắn gọn là cúm, là bệnh về đường hô hấp do nhiễm vi-rút, đi kèm với các triệu chứng sốt, đau đầu, ho, đau họng và đau cơ.

Khám tại nhà bệnh Cảm Lạnh

Mọi người đều sẽ bị cảm lạnh vào một thời điểm nhất định. Có hơn 200 loại vi-rút khác nhau gây ra cảm lạnh, nhưng rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất. Triệu chứng của cảm lạnh thường bao gồm sổ mũi và hắt hơi.

Khám chuyên khoa và Bệnh Mãn tính.

Đau Bao Tử – Đau Dạ Dày.

Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể.

Những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là khó tiêu, ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để người bệnh có thể đi điều trị kịp thời. Bên cạnh các dấu hiệu trên thì còn rất nhiều biểu hiện của căn bệnh này như đau thượng vị. Ngoài ra, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa cũng là những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày.

Nhiễm Trùng Tai

Ngoài trẻ nhỏ, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tai. … Chúng thường bị nhiễm trùng do cảm lạnh hoặc các bệnh đường hô hấp. Nhiễm trùng tai ngoài xảy đến khi nước bị mắc kẹt trong tai và vi khuẩn tấn công.

Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu

Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến một phần của đường tiết niệu. Trường hợp ảnh hưởng đến đường tiết niệu dưới thì được biết đến như là nhiễm trùng bàng quang. Ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên được gọi là nhiễm trùng thận.

Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang bao gồm đau khi đi tiểu. Hoặc đi tiểu thường xuyên, và cảm thấy buồn tiểu mặc dù bàng quang đang trống rỗng. Ngoài các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu dưới. Triệu chứng nhiễm trùng thận bao gồm thêm các triệu chứng như sốt và đau mạn sườn. Hiếm khi nước tiểu có thể xuất hiện máu.

Khám tại nhà bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khám và điều trị bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục. Các bệnh bao gồm giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn. Một số bệnh lây qua đường tình dục như: Giang mai, Viêm Gan, HIV,…

Khám tại nhà bệnh Đái Tháo Đường

Tầm soát bệnh đái tháo đường nhằm phát hiện sớm những người bị đái tháo đường nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng.

Tăng đường huyết mạn tính ở người bị đái tháo đường tuýp 2 thường gây ra những tổn thương muộn, những rối loạn chức năng hoặc suy các cơ quan. Đặc biệt là các biến chứng mắt, thận, thần kinh, tim và các mạch máu.

Việc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường type 2 giúp làm giảm bớt gánh nặng điều trị. Đồng thời giảm mức độ trầm trọng của bệnh và phòng chống một cách hiệu quả những biến chứng mãn tính của đái tháo đường.

Khám tại nhà bệnh lý Thận

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về thận như dùng nhiều loại thuốc trị bệnh, nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thận, các bệnh như: tăng huyết áp, tiểu đường…

Triệu chứng chung của các bệnh lý thận là bệnh nhân bị đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn, có thể kèm theo sốt,… Tuy nhiên mỗi bệnh lý khác nhau lại có những dấu hiệu đặc trưng.

Khám tại nhà bệnh lý Gan

Gan là một trong những cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể do đặc tính nhiệm vụ là xử lý độc tố hàng ngày. Nếu không để tâm vào vấn đề ăn uống, bên cạnh dạ dày, bạn còn có thể gây tổn hại cho cả gan. Dấu hiệu đầu tiên của gan bị tổn thương là viêm.

Viêm gan xảy ra khi các tế bào gan đang cố gắng chống lại chấn thương hay nhiễm trùng. Bạn có thể nhận thấy kích thước gan có vẻ sưng lên ở kết quả xét nghiệm hình ảnh. Nếu viêm gan không được điều trị tận gốc, nó sẽ tiếp tục tổn thương gan, lâu ngày dẫn đến sự hình thành của các mô sẹo.

Các loại viêm phổi thường gặp

Viêm phổi là một tình trạng bệnh lý hay gặp, thường do nhiễm trùng phổi gây ra, khiến các tổ chức tại phổi bị viêm và ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của phổi. Viêm phổi gồm nhiều mức độ khác nhau, từ viêm phổi nhẹ cho tới mức độ nặng đe dọa tính mạng người bệnh.

Viêm phổi do vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở người trưởng thành. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây truyền qua đường giọt bắn (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý nền mạn tính (chẳng hạn như hen phế quản, khí phế thũng, hoặc bệnh lý tim mạch) sẽ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn hơn người bình thường.

 Người bệnh sốt cao trên 38 độ C

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm phổi do vi khuẩn bao gồm:

  • Ho có đờm
  • Sốt trên 38 độ C
  • \hở nhanh
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Mệt mỏi

Phương pháp điều trị áp dụng phổ biến nhất với viêm phổi do vi khuẩn là sử dụng kháng sinh. Bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh thích hợp nhất cho bệnh nhân. Trong những trường hợp viêm phổi nặng, bệnh nhân có thể cần phải nằm viện điều trị.

Kháng sinh có nhiều đường dùng khác nhau, thông thường là sử dụng kháng sinh đường uống, tuy nhiên nếu bệnh nhân phải nằm viện thì kháng sinh hay sử dụng qua đường tĩnh mạch kèm theo các trị liệu cần thiết khác, chẳng hạn như hỗ trợ thở oxy, bù dịch, cân bằng điện giải,…

Viêm phổi do virus

Virus là nguyên nhân gây ra số trường hợp viêm phổi nhiều thứ hai sau vi khuẩn. Có rất nhiều loại virus gây viêm phổi, chẳng hạn như các loại virus gây ra cảm lạnh cũng như virus cúm.

Các biểu hiện và triệu chứng của viêm phổi do virus khá tương tự như các triệu chứng của cúm, bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh, rét run
  • Ho khan, tuy nhiên có thể bội nhiễm và trở thành ho có đờm
  • Chảy nước mũi
  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Yếu người, mệt mỏi

Mức độ của các triệu chứng có thể diễn ra từ nhẹ cho đến nghiêm trọng.

Về mặt nguyên tắc, kháng sinh sẽ không sử dụng khi bị viêm phổi do virus, vì kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn mà không có tác dụng trên virus. Các phương pháp điều trị được áp dụng tùy theo các triệu chứng và diễn biến của bệnh. Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân uống đủ nước, chỉ định các thuốc hạ sốt như acetaminophen hay ibuprofen – thuộc loại thuốc chống viêm không steroid (non – steroidal anti – inflammatory drug – NSAID), hỗ trợ thở oxy nếu cần,…

Viêm phổi do nấm

Nấm là một tác nhân gây viêm phổi ít phổ biến. Nếu là một người trưởng thành khỏe mạnh thì nguy cơ xuất hiện viêm phổi do nấm là rất thấp, nhưng nếu bị suy giảm miễn dịch vì bất kì lí do nào thì khả năng mắc viêm phổi do nấm sẽ tăng lên.

 Hóa trị liệu điều trị ung thư có thể gây suy giảm miễn dịch

Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch có thể là:

  • Sau ghép tạng phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
  • Hóa trị liệu điều trị ung thư
  • Đang điều trị bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp
  • Nhiễm HIV

Viêm phổi do nấm xảy ra do người bệnh hít phải các bào tử của nấm, do đó có một số nghề nghiệp nhất định có nguy cơ cao hơn tiếp xúc với các bào tử của nấm, chẳng hạn như:

  • Nông dân
  • Người làm vườn, người tạo dựng cảnh quan,… (bởi họ tiếp xúc nhiều với đất)
  • Quân nhân, công nhân xây dựng,… (bởi môi trường làm việc của họ có nhiều bụi đất)

Các biểu hiện và triệu chứng của viêm phổi do nấm cũng tương tự như viêm phổi do các nguyên nhân khác (như sốt, ho,…)

Viêm phổi do hóa chất

Viêm phổi do hóa chất là loại viêm phổi đặc thù, rất ít gặp. Nhiều loại hóa chất có thể gây viêm phổi, và chúng có thể ở bất kì dạng nào, từ dạng hơi, dạng lỏng cho tới các phân tử rắn. Bên cạnh tổn thương phổi, các hóa chất còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác.Viêm phổi do hóa chất xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nặng của tình trạng sẽ phụ thuộc vào:

  • Loại hóa chất
  • Môi trường phơi nhiễm (trong nhà, ngoài trời,…)
  • Thời gian phơi nhiễm
  • Dạng hóa chất bị phơi nhiễm
  • Các biện pháp bảo hộ đã sử dụng
  • Các sơ cứu đã thực hiện
  • Thể trạng của bệnh nhân

Các triệu chứng của viêm phổi do hóa chất rất khác nhau, tùy thuộc vào loại hóa chất đã phơi nhiễm. Phương pháp điều trị phải phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.Bệnh viêm phổi có khả năng dẫn đến tử vong cao cho người bệnh, chính vì vậy việc phòng ngừa các tác nhân gây bệnh viêm phổi là việc làm cấp thiết, đặc biệt là bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.

Chóng mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Nguyên nhân chóng mặt

Chóng mặt thường do rối loạn ở tai trong, dây thần kinh tiền đình ốc tai hoặc não. Tai trong gửi tín hiệu qua dây thần kinh tiền đình ốc tai về chuyển động để giúp duy trì thăng bằng.

Một số nguyên nhân chóng mặt phổ biến:

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV): Do các hạt sỏi tai di chuyển tự do trong tai trong, thường liên quan đến chấn thương hoặc tuổi tác.
  • Bệnh Meniere: Rối loạn ở tai trong do tích tụ nội dịch, gây chóng mặt kèm ù tai và giảm thính lực.
  • Viêm dây thần kinh tiền đình hoặc viêm mê đạo tai: Do viêm nhiễm, thường là virus, gây tổn thương và mất thăng bằng.
  • Các nguyên nhân khác: Bao gồm chấn thương, đột quỵ, khối u não, tác dụng phụ của thuốc hoặc đau đầu Migrain.

Triệu chứng của chóng mặt

Cơn chóng mặt thường được kích hoạt khi bạn đột ngột thay đổi vị trí của đầu. Những người bị chóng mặt thường mô tả triệu chứng này bằng các cụm từ như:

  • Quay cuồng;
  • Nghiêng ngả;
  • Đung đưa;
  • Mất thăng bằng;
  • Bị kéo về một hướng.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với chóng mặt bao gồm:

  • Cảm thấy buồn nôn;
  • Ói mửa;
  • Chuyển động mắt bất thường hoặc giật nhãn cầu;
  • Đau đầu;
  • Đổ mồ hôi;
  • Ù tai, nghe tiếng ve kêu, gió thổi trong tai hoặc nghe kém;

Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ đồng hồ, hoặc thậm chí lâu hơn. Cơn chóng mặt có thể đến và đi bất chợt hoặc có yếu tố khởi phát.

Điều trị chóng mặt

Việc lựa chọn phương pháp điều trị chóng mặt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chóng mặt. Trong nhiều trường hợp, chứng chóng mặt sẽ tự động biến mất mà không cần điều trị. Điều này là do bộ não của bạn có thể thích nghi một phần với sự thay đổi của tai trong và dựa vào các cơ chế khác để duy trì sự cân bằng.

Đối với một số người, việc điều trị chóng mặt là cần thiết và các phưng pháp điều trị bao gồm:

  • Phục hồi chức năng tiền đình: Tập vật lý trị liệu để hệ tiền đình và các giác quan bù đắp giảm chóng mặt.
  • Thủ thuật chuyển dời sỏi tai: Di chuyển hạt sỏi tai về vị trí cũ giúp giảm triệu chứng BPPV.
  • Dược phẩm: Dùng thuốc giảm buồn nôn, chóng mặt; hoặc kháng sinh, steroid, thuốc lợi tiểu khi có nhiễm trùng hoặc bệnh Meniere.
  • Phẫu thuật

Những lưu ý cho người bị chóng mặt

Để kiểm soát chóng mặt và giảm nguy cơ diễn tiến xấu, hãy duy trì các thói quen sau:

  • Đi lại cẩn thận, dùng gậy nếu cần khi triệu chứng nặng.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
  • Giữ nhà cửa gọn gàng, tránh đồ dễ vấp ngã.
  • Ngồi hoặc nằm ngay khi chóng mặt.
  • Không lái xe, vận hành máy móc khi có triệu chứng.
  • Hạn chế cà phê, rượu, thuốc lá, muối.
  • Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ, giảm căng thẳng.
  • Kiểm tra tác dụng phụ của thuốc, tham vấn bác sĩ.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi nơi thoáng mát, bổ sung điện giải.

Viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm khớp thường có 2 loại:

  • Viêm xương khớp (OA) là loại viêm khớp phổ biến nhất, tác động chủ yếu đến sụn khớp – mô bao phủ các đầu xương giúp giảm ma sát và đảm bảo đầu xương di chuyển dễ dàng trong khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, tấn công các màng hoạt dịch và gây rối loạn trong khớp. Phụ nữ trên 40 tuổi thường là đối tượng chủ yếu mắc bệnh và cần điều trị viêm khớp.

Nguyên nhân gây bệnh

Mỗi loại bệnh viêm khớp bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể phân chia thành hai nhóm nguyên nhân chính:

  • Nguyên nhân tại khớp: Bao gồm viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, chấn thương khớp, nhiễm khuẩn tại khớp…
  • Nguyên nhân ngoài khớp: Thường gây ra do các rối loạn chuyển hóa (như tăng acid uric trong bệnh gút) hoặc bất thường trong hệ thống miễn dịch gây tổn thương cho các thành phần trong khớp (như bệnh viêm khớp dạng thấp). Những tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động và cấu trúc của khớp, nên cần phải điều trị viêm khớp.

Triệu chứng bệnh

Dấu hiệu của viêm khớp thay đổi tùy thuộc vào vị trí và loại viêm khớp, nhưng những triệu chứng cảnh báo về viêm khớp bao gồm:

  • Đau ở khớp, có thể đau khi di chuyển hoặc ngay cả khi không di chuyển.
  • Hạn chế khả năng hoạt động của khớp, thường đi kèm với đau.
  • Các trường hợp viêm khớp cấp tính thường xuất hiện tình trạng sưng, cứng khớp.
  • Viêm tại chỗ hoặc xung quanh khớp.
  • Da xung quanh khớp bị đỏ.
  • Tiếng động lạ khi di chuyển khớp, thường xảy ra vào buổi sáng.
  • Các triệu chứng ngoài khớp có thể bao gồm sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, giảm cân…

Cách điều trị viêm khớp

  • Điều trị nội khoa
  • Điều trị ngoại khoa
  • Điều trị tại nhà

Cách phòng ngừa

Viêm khớp là một căn bệnh rất khó phòng ngừa, tuy nhiên chúng ta cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát bệnh tốt hơn nhờ vào các biện pháp sau:

  • Tập thể dục: Lựa chọn các môn thể thao phù hợp dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhiều điều kiện khác.
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tránh thừa cân, béo phì.
  • Đảm bảo thực hiện an toàn lao động, tránh các chấn thương gây ảnh hưởng đến khớp.
  • Làm việc đúng tư thế.
  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các rối loạn chuyển hoá trong cơ thể.

Thuốc tiêm khớp: Có những loại nào? Khi nào có chỉ định?

Khi nào được chỉ định tiêm khớp?

Do tính đặc thù của thủ thuật nên việc thực hiện tiêm nội khớp sẽ mang lại một số lợi ích như:

  • Khi tiêm nội khớp thuốc được đưa vào trong khớp, hạn chế tác dụng lên toàn bộ cơ thể theo đường truyền máu do đó công dụng của thuốc sẽ được phát huy tối đa trên vùng khớp cần được điều trị.
  • Tiêm nội khớp nhằm làm giảm phản ứng viêm, giảm tăng sinh màng hoạt dịch và bổ sung chất nhầy trong điều trị thoái hóa khớp.

Những lưu ý khi thực hiện tiêm nội khớp

Để đạt hiệu quả và tránh gặp phải những hiện tượng không mong muốn khi tiêm nội khớp, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ tiêm nội khớp khi các phương pháp nội khoa được áp dụng nhưng không cho hiệu quả, đồng thời có chỉ định của bác sĩ.
  • Tiêm nội khớp đòi hỏi điều kiện phòng phải được đảm bảo vô trùng, thủ thuật phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế hoặc bác sĩ đúng chuyên ngành tại các cơ sở y tế chuyên khoa
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc tiêm nội khớp để tự tiêm vào khớp gối hoặc tiêm tĩnh mạch,…
  • Những người mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc tiêm nội khớp phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tiêm.
  • Sau khi tiêm nội khớp nếu gặp các triệu chứng bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Dịch vụ Bác Sĩ khám bệnh tại nhà của chúng tôi hỗ trợ thăm khám bệnh tại nhà. Các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm phục vụ tận tình, chu đáo và nhẹ nhàng. Đảm bảo sự thoải mái cho gia đình.

Mời bạn liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

SỨC KHỎE & MẸO VẶT
Nhận diện bệnh tim mạch ở người cao tuổi.
Nhận diện bệnh tim mạch ở người cao tuổi.

Bước vào giai đoạn lão hóa, các hoạt động của tim mạch sẽ cần tăng cường nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Khi cơ thể trở nên yếu ớt hơn, chỉ một tác động nhỏ trong hệ tim mạch tuần hoàn cũng sẽ gây đến các hệ lụy lớn cho sức khỏe. […]

Những hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe cho gia đình.
Những hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe cho gia đình.

Hiện nay, mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà đang có nhiều ưu thế trong nhiều phương diện. Những ưu thế được kể đến bao gồm kinh tế, xã hội, chuyên môn và cả tính khoa học. Theo Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ, Bác Sĩ Ngô Minh Xuân – tình trạng dân số lão […]

Tìm hiểu về quy trình khám bệnh tại nhà.
Tìm hiểu về quy trình khám bệnh tại nhà.

Dịch vụ khám bệnh tại nhà mang đến nhiều tiện ích tuyệt vời cho bệnh nhân và gia đình. Ngoài sự chủ động trong việc sắp xếp thời gian khám bệnh, gia đình và người bệnh còn có sự thoải mái trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ. [toc] Các bác sĩ khám bệnh […]

Các triệu chứng huyết áp cần lưu ý cho sức khỏe.
Các triệu chứng huyết áp cần lưu ý cho sức khỏe.

Huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể. Nắm rõ các kiến thức về huyết áp sẽ giúp bạn có kế chăm sóc sức khỏe của gia đình tốt hơn. Hãy cùng tham khảo các thông tin về huyết áp của chúng ta nhé. […]

https://dichvukhambenhtainha.com/wp-content/themes/khambenhtainha/resources/images/adv-zalo.svg Chat với chúng tôi https://dichvukhambenhtainha.com/wp-content/themes/khambenhtainha/resources/images/adv-phone.svg 0901.626.115