Mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) là mô hình chăm sóc sức khỏe tuyến đầu khá phổ biến ở nước ngoài. Không chỉ phát triển mạnh ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc. Bác sĩ gia đình phát triển ở cả các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia… Hiệp hội bác sĩ gia đình toàn cầu (WONCA) được thành lập năm 1972. Đến nay hiệp hội này đã có gần 100 quốc gia thành viên.

Bác Sĩ Gia Đình là những bác sĩ đa khoa, tốt nghiệp chuyên khoa y học gia đình. Các Bác Sĩ Gia đình có trình độ tương đối toàn diện, được đào tạo bài bản. Có thể giải quyết được những vấn đề sức khỏe tổng quát. Đồng thời có kỹ năng tư vấn tâm lý, quản lý xã hội để có thể khám, chẩn đoán, tiên lượng và tư vấn. Đặc biệt, có thể hướng dẫn cho người dân chăm sóc sức khỏe của chính mình dễ dàng. Ngoài ra, BSGĐ còn góp phần vào công tác dự phòng bệnh tật bằng cách tư vấn, hướng dẫn. BSGĐ cũng có hiểu biết sâu sắc về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, các biện pháp vệ sinh phòng dịch.

Bác Sĩ Gia Đình ở Mỹ.

Bác Sĩ Gia Đình ở Mỹ.

Để trở thành một bác sĩ gia đình tại Mỹ. Các bác sỹ sau khi tốt nghiệp trường y cần phải trải qua chương trình đào tạo nội trú kéo dài 3 năm. Đồng thời thực hành tại các bệnh viện của vùng, về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sau đó, họ còn phải tham gia các khóa đào tạo liên tục suốt đời và phải trải qua kỳ kiểm tra 7 đến 10 năm.

Các bác sĩ gia đình tại Mỹ hoạt động theo nhiều mô hình khác nhau. Đa dạng từ phòng khám tư tới các khoa cấp cứu, hoạt động độc lập hoặc theo hệ thống các bệnh viện.

Mỹ chưa có hệ thống bảo hiểm toàn dân, với khoảng 50 triệu người hiện không có bảo hiểm y tế. Hai hệ thống bảo hiểm nổi tiếng của chính phủ là Medicare và Medicaid. Medicare dùng cho người già trên 65 tuổi. Và Medicaid dùng cho người nghèo có thu nhập thấp dưới ngưỡng quy định. Luật cải tổ y tế Obamacare khuyến khích bác sĩ gia đình nhận chăm sóc bệnh nhân có Medicare. Luật này thưởng thêm họ 10% tổng số tiền thanh toán theo chương trình Medicare.

Bác Sĩ Gia Đình ở Anh.

Bác Sĩ Gia Đình ở Anh.

Tại Anh, các bác sĩ muốn trở thành bác sĩ gia đình phải trải qua ít nhất 5 năm đào tạo về các chuyên khoa. Các chuyên khoa có thể nhắc đến là nhi khoa, lão khoa, sản phụ khoa, chấn thương – chỉnh hình… Trong quá trình đào tạo, các bác sĩ phải trải qua các đánh giá để được phép hành nghề độc lập với tư cách BSGĐ.

Thông thường, mỗi bác sĩ phụ trách một danh sách từ 1.500 đến 2.000 bệnh nhân. Các bệnh nhân được đăng ký một bác sĩ gia đình cụ thể chăm sóc sức khỏe cho họ. Việc thăm khám cho bệnh nhân hầu hết được thực hiện tại nhà. Để được đến khám tại tuyến trên, các bệnh nhân phải được sự giới thiệu của bác sĩ gia đình.

Với việc đa số người dân Anh đều có bảo hiểm y tế. Hầu hết các BSGĐ tại nước này được Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia (NHS) trả lương. Mức lương này được trả được tính trên cơ sở hiệu suất làm việc của các bác sĩ. Ví dụ như số bệnh nhân mà họ điều trị, tính chất của phác đồ điều trị cho bệnh nhân và địa điểm làm việc của các bác sĩ.

Bác Sĩ Gia Đình ở Pháp.

Bác Sĩ Gia Đình ở Pháp.

Ở Pháp, mô hình bác sĩ gia đình xuất hiện từ thế kỷ 19. Đến năm 2004 luật cải cách bắt buộc những người trên 16 tuổi phải chọn cho mình một bác sĩ điều trị riêng. Điều này giúp được hưởng đúng quyền lợi của bảo hiểm y tế Pháp.

BSGĐ thường là các bác sĩ đa khoa, đảm bảo chăm sóc y tế đầu tiên cho bệnh nhân. Hỗ trợ chuyển bệnh nhân đến các chuyên khoa, thông báo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. BSGĐ tại Pháp cũng tham gia việc xây dựng phác đồ điều trị. Tóm tắt bệnh án để đưa vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân khi cần nhập viện…

Thường thì các BSGĐ chọn khám chữa bệnh ở phòng mạch riêng theo kiểu bác sĩ tự do. Lương của BSGĐ phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân mà họ khám hằng ngày. Ngoài ở phòng mạch riêng, một số BSGĐ làm việc tự do. Họ cũng có thể phải thay phiên trực cấp cứu và trực cuối tuần ở các bệnh viện. Hoặc trực cấp cứu tại các viện dưỡng lão, trung tâm kế hoạch hóa gia đình, trung tâm bảo vệ bà mẹ và trẻ em… Họ cũng có thể cấp một số loại giấy chứng nhận như giấy chống chỉ định hoạt động thể thao hoặc giấy khai tử.

 

Bác Sĩ Gia Đình ở Tây Ban Nha.

Bác Sĩ Gia Đình ở Tây Ban Nha.

Để trở thành một BSGĐ tại Tây Ban Nha, các bác sĩ phải trải qua chương trình đại học kéo dài 6 năm. BSGĐ tại đây phải vượt qua một cuộc thi quốc gia có tên gọi MIR. Và phải trải qua thêm một chương trình đào tạo kéo dài 4 năm. Chương trình này gồm các vấn đề tổng quát về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các khoa như: nhi khoa, chỉnh hình, tâm thần học, tai-mũi-họng, bệnh truyền nhiễm…

Tại Tây Ban Nha, hầu hết các BSGĐ đều làm việc cho các cơ quan y tế. Các bác sĩ được nhà nước tài trợ qua chính quyền khu vực và được trả lương theo hệ thống lương nhà nước.

Đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, Tây Ban Nha hiện đang tiến hành thực hiện phân chia theo khu vực địa lý. Mỗi nhóm chăm sóc sức khỏe cơ bản cho từng vùng. Mỗi nhóm này thường gồm các BSGĐ, các bác sĩ nhi khoa cộng đồng, các y tá, bác sĩ vật lý trị liệu và nhân viên phụ tá. Tại các khu vực đô thị, tất cả các dịch vụ đều được tập trung ở một trung tâm y tế. Trong khi ở các vùng nông thôn, trung tâm chính được hỗ trợ bởi các nhánh y tế nhỏ hơn.

Bác Sĩ Gia Đình ở Cu Ba.

Bác Sĩ Gia Đình ở Cu Ba

Từ những năm 1980, Cuba đã đưa ra chương trình bác sĩ gia đình. Trong đó các nhân viên y tế, bác sĩ phụ trách từng khu vực dân cư và chịu trách nhiệm về các vấn đề giáo dục y tế. Và cũng chịu trách nhiệm cho y tế dự phòng cho khu vực này. Tỷ lệ 1 nhân viên y tế trên 159 người dân.

Hệ thống y tế Cuba tập trung mạnh vào phòng bệnh. Cuba sử dụng các phương tiện kỹ thuật thấp nhưng đặc biệt hiệu quả. Giáo dục được ưu tiên hàng đầu. Nhất là giáo dục về chăm sóc sức khỏe ban đầu và sức khỏe tình dục, thuốc tránh thai được miễn phí. Chăm sóc y tế phổ thông được miễn phí, mọi người đều có y tá và hộ lý gia đình.

Hệ thống y tế của Cuba được công nhận trên thế giới là xuất sắc và hiệu quả. Chiến lược của Cuba tập trung vào giáo dục và y tế dự phòng. Đất nước này bảo đảm mọi công dân nghèo nhất đều tiếp cận được với dịch vụ y tế.

Bác Sĩ Gia Đình ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bác Sĩ Gia Đình ở Thổ Nhĩ Kỳ

Mô hình bác sỹ gia đình là một điểm sáng của ngành y tế Thổ Nhĩ Kỳ. BSGĐ tại đây được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là mô hình đáng chia sẻ và học tập.

Bác sĩ gia đình tại Thổ Nhĩ Kỳ được đào tạo theo hệ đa khoa. Làm việc ở trung tâm y tế xã. Có 80% các bác sĩ gia đình làm việc cho các cơ sở y tế công lập. Có 20% làm việc cho các cơ sở y tế ngoài công lập.

Trung tâm BSGĐ có các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu khá toàn diện. Tại các trung tâm này, bác sĩ gia đình khám bệnh, kê đơn thuốc và yêu cầu xét nghiệm khi cần thiết. Bệnh phẩm xét nghiệm được gửi đến các trung tâm xét nghiệm tuyến tỉnh đối với các khu vực đô thị. Và gửi đến bệnh viện đa khoa tuyến huyện đối với khu vực nông thôn để phân tích và cho kết quả. Từ đó sẽ xác định bệnh nhân điều trị ở tuyến nào.

Các hoạt động khám chữa bệnh được gắn kết chặt chẽ với hệ thống bảo hiểm y tế. Các dịch vụ y tế được bảo hiểm y tế chi trả, người dân được miễn phí hoàn toàn khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế. Một điểm khác biệt đáng lưu ý trong hệ thống y tế ở Thổ Nhĩ Kỳ là không có nhà thuốc tại các bệnh viện. Tiền mua thuốc theo đơn do các bác sĩ kê được bảo hiểm thanh toán nên người mua không phải trả tiền tại quầy thuốc.

 

 

Bs Đặng Văn Tuấn (Tổng hợp)