Nhận diện bệnh tim mạch ở người cao tuổi.

Bước vào giai đoạn lão hóa, các hoạt động của tim mạch sẽ cần tăng cường nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Khi cơ thể trở nên yếu ớt hơn, chỉ một tác động nhỏ trong hệ tim mạch tuần hoàn cũng sẽ gây đến các hệ lụy lớn cho sức khỏe. Theo thống kê, tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh có độ tuổi trên 65.

[toc]

Một số triệu chứng tim mạch xuất hiện như các cơn đau ngực, khó thở, chóng mặt, mắc ói,… cần được lưu ý quan tâm. Bài viết tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tim mạch.

Thế nào được gọi là bệnh tim mạch ?

Theo mô tả, bệnh tim mạch là tình trạng liên quan đến sức khỏe trái tim và mạch máu trong cơ thể. Bệnh tim mạch được xem xét đến khả năng luân chuyển máu trong cơ thể để cung cấp ô xy và dưỡng chất cho hoạt động của các cơ quan. Các bệnh tim mạch thường gặp đáng chú ý đó là bệnh cơ tim, loạn nhịp tim hay suy tim. Bên cạnh đó, liên quan đến mạch máu có thể kể đến là bệnh động mạch vành.

Khi máu lưu thông yếu hoặc bị tắc nghẽn, cơ thể không được cung cấp đủ ô xy sẽ dẫn đến ngưng trệ hoạt động và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính.

Nguyên nhân nào dẫn đến mắc bệnh tim mạch?

clip_image002[4]

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân. Theo thống kê, ngoài yếu tố gen di truyền, một số nguyên nhân có liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày như: hút thuốc lá, chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít vận động, béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, độ tuổi,…

Theo bác sĩ Trần Thị Thanh Trúc, Trung tâm tim mạch bệnh viện Vinmec Central Park, có 6 dấu hiệu thường gặp nhất liên quan đến bệnh tim mạch.

1. Đau ngực.

Bất kỳ ai cũng có thể bị đau thắt ngực do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, những người đã hoặc đang gặp phải vấn đề về tim mạch thường sẽ bị đau thắt ngực nhiều hơn. Cơn đau ngực cũng xuất hiện nhiều hơn ở những người cao tuổi.

Mặc dù đau ngực thường gặp ở bệnh tim mạch, tuy nhiên một số trường hợp người bệnh tim mạch chỉ cảm giác mơ hồ chứ chưa hẳn là đau thực sự. Mô tả về một cơn đau ngực do nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim mạch thông thường có một hoặc vài dấu hiệu sau:

  • Cảm giác căng, nóng, ép chặt hay bóp nghẹt lồng ngực
  • Đau lan sau lưng, vùng cổ, hàm, vai và 1 hoặc cả 2 cánh tay
  • Cơn đau kéo dài hơn vài phút, cảm giác nặng hơn khi gắng sức hay vận động, cơn đau hết sau đó quay trở lại tần suất và cường độ có thể thay đổi.
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Chóng mặt hoặc cảm giác yếu ớt hẳn
  • Nôn ói hoặc ói

Ngoài ra, đau tức ngực còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác từ nhẹ đến nặng, tuy nhiên bệnh tim mạch là phổ biến nhất, và cũng là nguy hiểm nhất, cần phải phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy nên bạn đừng bao giờ phớt lờ triệu chứng đau tức ở vùng ngực, cho dù chỉ là thoáng qua.

2. Đánh trống ngực.

Đánh trống ngực là tình trạng đập bất thường của tim, và cũng là triệu chứng khá phổ biến báo hiệu bệnh tim mạch. Hầu hết bệnh nhân mô tả về tình trạng đánh trống ngực giống như sự lệch nhịp của tim (gần như tim tạm dừng hoạt động, thường theo sau một nhịp đập đặc biệt mạnh) hoặc nhịp tim nhanh, chậm bất thường.

Đánh trống ngực là sự cảnh báo bệnh lý từ hệ tim mạch

Như vậy, rối loạn nhịp tim, hay nhịp tim bất thường, chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đánh trống ngực của bệnh nhân. Có rất nhiều loại loạn nhịp tim mà bệnh nhân có thể gặp phải, và gần như tất cả chúng đều có xu hướng khiến cho tim đập nhanh hơn. Bệnh nhân có thể nhận ra tình trạng này trong hồ sơ bệnh án của mình với những cái tên như: ngoại tâm thu nhĩ , ngoại tâm thu thất, rung nhĩ và nhịp tim nhanh trên thất. Một số trường hợp đánh trống ngực khi tim bất chợt đập rất nhanh (như rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất) và cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.

3. Cảm thấy hoa mắt và chóng mặt.

Chóng mặt, choáng váng thường gặp ở bệnh nhân trên 65 tuổi, khoảng 30% trường hợp. Chóng mặt có thể do não không nhận đủ máu, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân sau:

  • Xơ vữa động mạch
  • Thiếu máu
  • Thiếu nước/mất nước
  • Tăng đường huyết
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tụt huyết áp tư thế
  • Đột quỵ
  • Cơn thoáng thiếu máu não
  • Thiếu máu
  • Chóng mặt có thể do não không nhận đủ máu

4. Ngất xỉu và mất ý thức tạm thời.

Ngất xỉu được lý giải là sự mất tạm thời hoặc đột ngột của ý thức. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến đối với hầu hết mọi người. Chúng ta thường nhận xét rằng, ngất xỉu là do tình trạng căng thẳng, hốt hoảng hoặc lo sợ, chỉ cần nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh là hết. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu lại là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Đó là khi lượng máu đến não hoặc oxy trong máu bị giảm đột ngột, cơ thể phải phản ứng lại bằng cách “tắt bớt” hoạt động của các cơ quan. Vì vậy, khi thấy một người đột ngột ngất đi, thì ngay sau đó phải tìm ra nguyên nhân. Một số bệnh lý tim mạch khiến cho bệnh nhân có thể ngất xỉu, bao gồm: ngất do nhịp tim chậm, hội chứng nhịp nhanh-nhịp chậm, hạ huyết áp tư thế, hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, …

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác gây ra ngất, được tập hợp thành các nhóm: nhóm thần kinh, nhóm chuyển hóa, nhóm vận mạch. Tuy nhiên, chỉ có ngất do tim mạch có thể dẫn đến cái một chết đột ngột, không báo trước (đột tử).

5. Cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.

Mệt mỏi và hay ngủ vào ban ngày là một trong những triệu chứng của bệnh tim mạch. Mệt mỏi có thể được xem là không thể tiếp tục hoạt động như ở mức của một người khỏe mạnh bình thường. Một trong những nguyên nhân tim mạch gây ra hiện tượng này là suy tim.

Buồn ngủ vào ban ngày thường là do người bệnh bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, hoặc đơn thuần là mất ngủ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tất cả các loại rối loạn giấc ngủ đều thường gặp hơn ở các bệnh nhân tim mạch.

6. Các triệu chứng khó thở.

Suy tim và bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra dấu hiệu khó thở. Bệnh nhân suy tim thường khó thở khi gắng sức, nặng hơn có thể khó thở cả khi nằm nghỉ. Vào ban đêm, đôi khi bệnh nhân đang ngủ đột nhiên thức dậy rồi thở hổn hển, tình trạng này được gọi là “khó thở kịch phát về đêm”. Một số bệnh lý tim mạch khác, như các bệnh liên quan đến van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý hô hấp, đều có thể gây ra khó thở.

Ngay khi có những dấu hiệu trên, cần đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh tim mạch?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

clip_image004[6]

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp thường được sử dụng, ví dụ:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh đối với các trường hợp nhiễm trùng tim, các loại thuốc kiểm soát bệnh tim phụ thuộc vào loại bệnh tim mà bệnh nhân mắc phải.
  • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt: kết hợp với một số loại thuốc điều trị thì người bệnh cần tuân thủ lối sống, chế độ ăn uống ít chất béo và natri, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, tránh xa thuốc lá và rượu bia.
  • Kỹ thuật y tế, phẫu thuật tim: Khi thuốc không điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ có chỉ định cho bệnh nhân làm các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật tim. Tùy tình trạng bệnh mà có các loại phẫu thuật phù hợp.

Gia đình nên thực hiện kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ.

Khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện nhanh các bệnh lý có nguy cơ. Việc khám sức khỏe định kỳ với các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế giúp nhận diện chính xác hơn các chức năng cơ thể. Thực hiện phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng tôi hy vọng rằng các nội dung trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Nếu bạn có các thắc mắc cần tham khảo hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám bệnh tại nhà, hãy liên lạc với Bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn.

SỨC KHỎE & MẸO VẶT
Nhận diện bệnh tim mạch ở người cao tuổi.
Nhận diện bệnh tim mạch ở người cao tuổi.

Bước vào giai đoạn lão hóa, các hoạt động của tim mạch sẽ cần tăng cường nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Khi cơ thể trở nên yếu ớt hơn, chỉ một tác động nhỏ trong hệ tim mạch tuần hoàn cũng sẽ gây đến các hệ lụy lớn cho sức khỏe. […]

Những hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe cho gia đình.
Những hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe cho gia đình.

Hiện nay, mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà đang có nhiều ưu thế trong nhiều phương diện. Những ưu thế được kể đến bao gồm kinh tế, xã hội, chuyên môn và cả tính khoa học. Theo Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ, Bác Sĩ Ngô Minh Xuân – tình trạng dân số lão […]

Tìm hiểu về quy trình khám bệnh tại nhà.
Tìm hiểu về quy trình khám bệnh tại nhà.

Dịch vụ khám bệnh tại nhà mang đến nhiều tiện ích tuyệt vời cho bệnh nhân và gia đình. Ngoài sự chủ động trong việc sắp xếp thời gian khám bệnh, gia đình và người bệnh còn có sự thoải mái trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ. [toc] Các bác sĩ khám bệnh […]

Các triệu chứng huyết áp cần lưu ý cho sức khỏe.
Các triệu chứng huyết áp cần lưu ý cho sức khỏe.

Huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể. Nắm rõ các kiến thức về huyết áp sẽ giúp bạn có kế chăm sóc sức khỏe của gia đình tốt hơn. Hãy cùng tham khảo các thông tin về huyết áp của chúng ta nhé. […]

https://dichvukhambenhtainha.com/wp-content/themes/khambenhtainha/resources/images/adv-zalo.svg Chat với chúng tôi https://dichvukhambenhtainha.com/wp-content/themes/khambenhtainha/resources/images/adv-phone.svg 0901.626.115